Friday, July 9, 2010

Bức Tường 3 Lossless ALbums [Mediafire]


Quá trình thành lập

Ban nhạc thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1995 từ cái nôi Đại học Xây dựng Hà Nội. Sáu thành viên ban đầu gồm Trần Tuấn Hùng - bass, Nguyễn Hoàng - guitar rhythm, Quang Hà - guitar lead, Thanh Hải - keyboard, Đức Hiệp - drums và Trần Lập - hát chính.

Thời gian đầu thành lập, Bức Tường thường đánh lại các ca khúc của những ban nhạc nổi tiếng thế giới như Metallica, Guns ’n’ Roses, Led Zeppelin, Judas Priest... Tuy nhiên, không muốn chỉ dừng lại ở việc cover nhạc nước ngoài, Bức Tường cũng rất chú trọng đến việc khai thác những ca khúc Việt Nam theo phong cách hard rock, có thể kể đến Oh Mardrak (Nguyễn Cường), Nếu điều đó xảy ra (Ngọc Châu)...

Lợi thế lớn nhất và cũng là yếu tố quyết định đưa Bức Tường đến với thành công là khả năng tự sáng tác. Với quyết tâm nâng tầm ban nhạc, chỉ 2 năm sau ngày thành lập, họ đã có hơn 10 ca khúc tiếng Anh và tiếng Việt. Chính những Tell my girl, Nếu em hiểu, Cây bàng, Rock xuyên màn đêm, Bông hồng thuỷ tinh (Trần Lập) và Swear I love you, Never let you go (Nguyễn Hoàng) đã giúp Bức Tường nhanh chóng được khán giả công nhận.

Những năm cuối thập niên 1990, phong trào âm nhạc sinh viên đi xuống, rock thoái trào. Bức Tường, cũng giống như nhiều ban nhạc rock lúc đó, rơi vào những tháng ngày bế tắc. Họ không nhận được hợp đồng biểu diễn nào trong suốt một thời gian dài. Sau khi hai trụ cột là Tuấn Hùng và Trần Lập tốt nghiệp đại học, Bức Tường đã tổ chức một đêm nhạc solo nói lời chia tay với Đại học Xây dựng và quyết tâm làm một “cuộc cách mạng” trong ban nhạc. Để tồn tại, mỗi thành viên đều vừa đi làm, vừa tiếp tục duy trì tập luyện với ban nhạc theo những kế hoạch và đường hướng cụ thể đã được bàn thảo và thống nhất.



Ra đời và trưởng thành trong phong trào âm nhạc sinh viên, rồi chính những sân chơi của sinh viên đã mang cơ hội đến cho họ. Sau khi thành lập được gần một năm, đầu năm 1996, Bức Tường đã có dịp giới thiệu mình trước đông đảo sinh viên và khán giả truyền hình cả nước với ca khúc We’re Bức Tường tại buổi thi đấu khai mạc SV96 giữa 3 đội Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Xây dựng. Để rồi 4 năm sau, trong đêm chung kết SV2000, bằng giai điệu lạc quan, sôi nổi của Bình minh sinh viên 2000 và Đường tới ngày vinh quang, Bức Tường đã gây ấn tượng mạnh cho khán giả cả nước. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp âm nhạc của họ.

Bức Tường nhận được nhiều lời mời biểu diễn, được báo chí dành nhiều thiện cảm, nhiều đạo diễn ca nhạc tiếp xúc đề nghị thực hiện video clip cho các ca khúc của họ. VTV3 cũng đã có một chương trình riêng giới thiệu ban nhạc Bức Tường và họ cũng trở thành “cộng tác viên” thân thiết của nhà đài thông qua các “đơn đặt hàng” ca khúc dành riêng cho SV2000 (Bình minh sinh viên 2000); lễ trao giải SV2000, Trí tuệ Việt Nam... (Đường tới ngày vinh quang 1, Khám phá); chương trình truyền hình Bình luận thể thao (Đường tới ngày vinh quang 2), Rung chuông vàng (Rung chuông vàng), chương trình Ủng hộ người nghèo (Đôi bàn tay)...

Năm 2002 là năm có nhiều ý nghĩa đối với Bức Tường: Ngày 3/2 phát hành album riêng đầu tay với tựa đề "Tâm hồn của đá" gồm 10 sáng tác của Trần Lập, bán được hơn 8.000 bản sau 6 tháng. Ngày 12/7 khai trương website chính thức của ban nhạc, thu hút gần 3 triệu lượt người xem sau 3 tháng. Ngày 8/11 thực hiện liveshow đầu tiên "Tâm hồn của đá", đây cũng là liveshow đầu tiên của một ban nhạc rock tại Việt Nam.

Tháng 11 năm 2005, Bức Tường cũng là ban nhạc đầu tiên ở Việt Nam (và duy nhất cho đến thời điểm này) có tour trình diễn xuyên Việt. 4 liveshow "Những hòn đá lăn" lần lượt được diễn ra tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau gần 12 năm hoạt động, ngày 28/9/2006 Bức Tường bất ngờ đưa lên trang web của mình lời thông báo chấm dứt sự nghiệp âm nhạc. Đây là một thông tin có thể nói đã gây ít nhiều chấn động trong làng âm nhạc Việt Nam nói chung và rock Việt nói riêng, vẫn đang bế tắc chưa tìm được chỗ đứng xứng đáng cho mình. Người hâm mộ Bức Tường cũng bị shock bởi thông tin này, vì nó được đưa ra trong khi trang web của ban nhạc mới được tu bổ lại chưa lâu, trở thành một ngôi nhà mới khang trang hơn cho các fan hâm mộ, và giữa lúc khán giả đang mong chờ album thứ 4 của ban nhạc với cái tên dự kiến "Trường ca đất Việt", được hứa hẹn là một album trường ca theo hướng semi-classic. Để đáp lại tình cảm không ngờ của người hâm mộ, Bức Tường quyết định tổ chức một liveshow cuối cùng để nói lời chia tay (vốn chưa hề được chuẩn bị trước đó). Ngày 2/12/2006 liveshow chia tay mang tên "The last Saturday" đã diễn ra trước khoảng 20.000 người hâm mộ (được cho là đông nhất trong số các liveshow của Bức Tường) tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội).

Các album

1. Tâm Hồn Của Đá (2002)
2. Vô Hình (2003)
3. Nam Châm (2004)

Âm nhạc

Âm nhạc của Bức Tường chủ yếu là Hard rock và Power metal. Những sáng tác của Bức Tường được yêu thích bởi ý nghĩa và sự giàu tính nhân văn, khác biệt hẳn so với một số bài hát dễ dãi, sáo rỗng cùng thời. Âm nhạc của Bức Tường đều hướng con người đến những suy nghĩ và mục đích tốt đẹp. "Rock xuyên màn đêm", "Đường đến đỉnh vinh quang", "Khám phá", "Bình minh sinh viên năm 2000" là khát khao tri thức, là những cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn và vượt qua chính mình để đi đến thành công. "Đôi bàn tay" nói về sự đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cộng đồng. "Niềm tin cho cát bụi", "Người mộng du", "Đêm", "Cô gái mù" là những bài ca cho những số phận không may mắn trong xã hội. Bức Tường còn có những bản ballad cũng đem đến cho họ nhiều sự nổi tiếng, như "Bông hồng thủy tinh", "Mắt đen". Ngoài ra, Bức Tường còn được biết đến khi đem âm nhạc dân gian Việt Nam vào nhạc rock. Tiêu biểu như "Bài ca sông Hồng" sử dụng âm thanh của cây đàn tính và được phối theo âm hưởng dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, "Ra khơi" là một bản "cover" rất thành công của bài dân ca Nam Bộ "Lý kéo chài" (sau này bài hát này đã được nhiều ca sĩ khác hát lại). Một số bài hát khác được viết theo hướng sử thi dựa trên cốt truyện dân gian, như "Người đàn bà hóa đá" (dựa trên Sự tích nàng Tô Thị), "Chuyện tình của Thủy Thần" (Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh), "Dấu vết nghiệt ngã" (viết về chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa)

Các live show chính thức

* Live I show Tâm hồn của đá 2002 - thu hút 11.000 khán giả
* Live show II Bức Tường và những người bạn 2003 - thu hút 9.000 khán giả
* Live show Bài ca Sông Hồng tại CH Pháp 2003 - không thống kê được số khán giả
* Live show Bông hồng thuỷ tinh – 2004 - truyền hình trực tiếp VTV3
* Tour xuyên việt 9+ ( 4 live show) – 2004 - thu hút trung bình 32.000 khán giả
* Live show Những hòn đá lăn 2005 - thu hút 9.000 khán giả
* Live show chia tay The Last Saturday - thu hút 20.000 khán giả




Bức Tường (The Wall) - Vol.1 - Tâm Hồn Của Đá (2002)






01. Rock xuyên màn đêm
02. Bông hồng thủy tinh
03. Tâm hồn của đá
04. Ngày hôm qua
05. Chim hót trời xanh
06. Giọt đắng
07. Cơn mưa hoang dã
08. Người đàn bà hóa đá
09. Niềm tin cát bụi
10. Đường đến ngày vinh quang

 






Bức Tường (The Wall) - Vol.2 - Vô Hình (2003)








Với cách chơi nhạc mạnh mẽ nhưng lãng mạn, hoành tráng nhưng hoa mỹ, dữ dội nhưng vẫn sang trọng, Bức Tường không chỉ trụ lại như một ban rock kỳ cựu mà còn chói sáng sau một loạt liveshow. Họ đang hồi hộp cho ra mắt những sáng tạo độc đáo trong album vol. 2 vào 10/8 tới.

Ca sĩ đồng thời là nhạc sĩ của Bức Tường, Trần Lập, tâm sự: "Cuộc sống xung quanh có biết bao điều đáng trân trọng, có những giá trị bền vững muôn đời, cũng có những giá trị đổi thay chốc lát, có giá trị hữu hình và giá trị không thể đo đếm được. Ai cũng biết, giá trị đó vẫn luôn ở đâu đây, nhưng vô hình. Chúng tôi đã luôn phấn đấu trong suốt 8 năm qua, có thất bại, có thành công, không có gì đo được giá trị những bài học của cả chặng đường đã qua, chúng là vô hình".

Vô hình được mở đầu bằng một bản heavy metal Đêm với lối đi bè tinh tế của 2 guitar với âm hưởng kịch tính. Đêm nói về những con người, những thân phận khát vọng một cuộc sống bình yên, dung dị, và đẩy lùi quá khứ lang bạt về lại phía sau. Điểm nhấn và bước đột phá sáng tạo nhất của album thuộc về Bài ca sông Hồng với sự kết hợp của quân tử cầm với tiết tấu power rock hiện đại. Trong album vol.1 Tâm hồn của đá, Bức Tường đã mang chút tư tưởng dân gian khi lấy tích Người đàn bà hóa đá, nhưng lần này đã táo bạo đưa nhạc cụ và âm hưởng dân tộc vào rock. Tay bass Nhất Hoàng tâm sự: "Ý tưởng làm album xuất phát từ tâm thức muốn được cống hiến một nét nhạc dân tộc. Dù thành công hay không thì chúng tôi cũng tự hào vì làm được điều đó".

Vô hình, ca khúc chủ đề của album là một câu chuyện thần thoại giả tưởng, kể về một xứ sở mà ở đó con người sống với nhau lạnh lùng, của cải chẳng để làm gì ngoài xây dựng những lâu đài nguy nga, tráng lệ nhưng băng giá. Rồi một ngày, những con người ở xứ sở ấy buộc phải vật lộn để tìm một ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn vốn lạnh giá, mỗi kẻ một phách, họ đã đi tìm, sau bao ngày tìm kiếm vô vọng, họ đành trở về, gặp lại nhau và ngộ ra rằng, ngọn lửa ấy không ở đâu khác mà nằm ngay trong tim những người bên mình - nó là vô hình. Âm nhạc của bài Vô hình điển hình cho sự phát triển của Bức Tường bởi phong cách mạnh mẽ và chia đoạn với kết cấu phức tạp hơn.

Một điều dễ nhận thấy trong album là ca từ của Trần Lập

1- Đêm
2- Cây bàng
3- Cô gái mù
4- Bài ca sông hồng
5- Cơn mưa hoang dã (reload)
6- Con số 0
7- Mắt đen
8- Vô hình
Bonus track
9- Khám phá


 




Bức Tường (The Wall) - Vol.3 - Nam Châm (2004)




Sau hơn 9 năm hoạt động, Bức Tương cho ra mắt một album mới của nhóm. Một cái tên rất lạ, “Nam Châm” - một lực hút mới với một phong cách chơi dày dạn của gần 10 năm sự nghiệp.

Đây là album thứ 3 của nhóm Bức Tường sau các album “Tâm hồn của đá” và “Vô hình”. Nhìn trên số lượng đĩa bán để đánh giá 2 album trước thì có thể nói Bức Tường đã thành công vì cho tận đến bây giờ, 2 album này vẫn có người mua. Điều mà hiếm khi ban nhóm rock và ngay cả như các ca sĩ nhạc pop nào có thể làm được.

“Nam Châm” là sự xuất hiện trở lại của Bức Tường sau hơn một năm vắng bóng trên các sân khấu. Bức Tường đã “tu luyện” và chắt lọc được 12 ca khúc cho album mới này. Có thể thấy “Nam Châm” là một thử nghiệm khá mới mẻ cũng như táo bạo của nhóm. Album mang một phong cách Symphony – Power metal, cùng với đó là cách chơi, kĩ thuật chơi nhạc sáng tạo, kĩ thuật thu âm mới, tạo cho “Nam Châm” một bộ mặt mới mà theo lời Trần Lập thì album này nghe rất đã tai.



01. Ra Khơi
02. Cha và con
03. Dấu vết nghiệt ngã
04. Nếu em hiểu
05. Nam châm
06. Người mộng du
07. Chuyện tình của thủy thần
08. Dế mèn
09. I'm your stylish man
10. Bất tử
Bonus Tracks:
11. Trở về

1 comment: